Cách vệ sinh bếp từ
Các loại bếp từ cao cấp ngày nay đều được thiết kế với mặt kính Ceramic chống trầy xước, sáng bóng , sang trọng,... Nhưng không đồng nghĩa với việc khi sử dụng với dầu mỡ hàng ngày sẽ không bị bám bẩn. Người sử dụng nên biết cách vệ sinh bếp từ để bếp có thể hoạt động tốt và đạt độ bền cao nhất . Câu nói “ Của bền tại người “ nhằm ám chỉ tất cả đồ vật cần được sử dụng đúng cách, bảo quản và vệ sinh sạch sẽ. Việc vệ sinh hàng ngày không những làm cho chiếc bếp từ sáng đẹp như mới mà còn đảm bảo cho chúng có độ bền ổn định theo thời gian.
ật cần được sử dụng đúng cách, bảo quản và vệ sinh sạch sẽ.
Với mong muốn cung cấp những sản phẩm bếp từ chất lượng tốt và giúp người dùng sử dụng đúng cách, Bếp Hoàng Long xin hướng dẫn một số cách vệ sinh bếp từ như sau :
• Bếp từ có các bộ phận linh kiện điện tử rất phức tạp, vì vậy khi dùng xong lau sạch sẽ không để bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận điện tử. Nếu lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản .
• Đối với bếp từ khi nấu bếp xong bạn không nên vệ sinh bếp ngay vì lúc này mặt bếp vẫn còn nóng. Mặc dù nguyên lý hoạt động của bếp từ là làm cho nồi tự nóng lên, mặt kính không có nhiệt độ nóng, nhưng khi đun nấu lâu, nhiệt lượng từ nồi sẽ truyền lại mặt kính, vì vậy cũng không nên lập tức vệ sinh bếp.
• Một số dòng bếp hiện đại có cảnh báo nhiệt dư, người dùng tuyệt đối không nên vệ sinh bếp khi đèn này vẫn hoạt động. Đây là khoảng thời gian bộ phận tản nhiệt đang hoạt động và làm cho bếp nguội hẳn. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt , khăn ẩm mềm hoặc miếng bọt biển chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp, để tránh tình trạng làm xước mặt bếp.
• Không được dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh, dầu hỏa, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước…để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp.
• Những vết bẩn từ thức ăn trào ra ngoài có thể gây hiện tượng chập và cháy các vi mạch của bếp từ. Nếu thấy thức ăn trào ra ngoài bạn phải tắt bếp ngay để giảm sự cố sảy ra,rồi lau sạch bằng khăn khô. Mỗi khi nấu ăn xong bạn nên vệ sinh lau chùi để bếp từ tránh hiện tượng chập khi bị bám nhiều vết bẩn.
• Với những vết bẩn nhẹ bạn nên sử dụng khăn vải mềm bằng cotton lau một lượt rùi bạn dùng dung dịch chuyên sử dụng cho kính xịt một chút lên mặt bếp rồi lại lấy khăn lau một lượt nữa vậy là bạn đã vệ sinh xong rồi.
• Với những vết bẩn khó vệ sinh hoặc trong khi nấu bạn bị thức ăn rơi trên mặt bếp mà khi dùng khăn bạn không thể lau được thì bạn phải sử dụng đồ chuyên dụng để làm sạch vết bẩn đó. Bạn có thể mua các loại nước lau này tại các đại lý bán bếp . Tránh dùng những vật dụng sắc nhọn hay cứng để cậy, như vậy mặt bếp dễ bị xước và mất độ bóng, làm mất tính thẩm mỹ.
• Quý khách nên dùng những dụng cụ chuyên vệ sinh bếp từ nhập khẩu như: Nước tẩy rửa đa năng, dung dịch lau bếp, bình xịt dầu mỡ, giấy ướt lau bếp đa năng, bàn chải vệ sinh bếp, khăn lau bếp,...,và nhiều dụng cụ vệ sinh bếp khác.
• Với đầu dây cắm: Bộ phận này dễ bị bẩn do thức ăn, dầu mỡ văng ra trong quá trình nấu ăn. Do đó, bạn nên vệ sinh hằng ngày sau khi dùng để ổ cắm không bị nhiễm điện hoặc chập cháy. Lấy một chiếc bàn chải nhỏ hoặc bàn chải đánh răng chà nhẹ lên dây cắm để làm sạch vết bẩn dầu mỡ bám trên dây. Không nên vệ sinh khi vừa nấu xong, bạn phải chờ một thời gian cho mặt bếp nguội hẳn thì mới có thể vệ sinh bếp.
Một sản phẩm bếp từ âm chất lượng tốt, cao cấp, độ bền cao không chỉ quyết định bởi nguồn gốc xuất xứ hay hãng sản xuất mà còn là do cách chúng ta giữ gìn hay bảo quản và vệ sinh cho nó. Với những chia sẻ trên đây của Bếp Hoàng Long, chúc quý khách có thể vệ sinh chiếc bếp từ đúng cách và giúp bếp đạt tuổi thọ cao nhất.